Đơn vị K/uL là gì? Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu

Đơn vị K/ul là gì?

Nhiều người sau khi khám chữa bệnh, cầm trên tay kết quả xét nghiệm mà không biết đơn vị đo K/ul có ý nghĩa gì? Và cách đọc kết quả xét nghiệm máu như thế nào? Dưới đây, chúng tôi sẽ mách bạn cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu phổ quy nhất hiện nay.

1. Đơn vị K/uL là gì?

K/uL là đơn vị được dùng trong các xét nghiệm máu cơ bản, nói một cách dễ hiểu hơn đơn vị K/uL chỉ số lượng tế bào tiểu cầu, bạch cầu trong cơ thể.

Đơn vị K/ul là gì?
Đơn vị K/ul là gì?

Từ những xét nghiệm đó giúp bạn tình trạng cơ thể, dễ dàng phát hiện ra bệnh tật nhanh nhất và có biện pháp điều trị nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Khái niệm đơn vị gia tốc là gì? Công thức tính gia tốc

2. Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu

Xét nghiệm này phổ biến bậc nhất mà bất kỳ ai đi khám chữa bệnh đều sẽ gặp phải. Do vậy mà đơn vị K/uL cũng không quá xa lạ nhưng dường như những người không có chuyên môn sẽ ít chú ý đến.

Đơn vị K/uL xuất hiện trong xét nghiệm về số lượng bạch cầu, tiểu cầu. Các bạn hãy cùng chú ý nhé.

2.1. WBC (White blood cells): Số lượng bạch cầu

Giá trị bình thường từ 4 – 10 K/uL ( 4-10 ngàn trong 1 micro lít máu)

Đây là số lượng bạch cầu đo được trong thể tích máu toàn phần. Nếu số lượng bạch cầu vượt quá mức cho phép là 10 K/uL cảnh bảo nguy cơ cơ thể xảy ra tình trạng bị viêm hay nhiễm trùng. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi cơ thể gặp chấn thương hay mắc bệnh về bạch cầu. Còn bạch cầu giảm dưới mức 4 K/uL có thể là do bị suy tủy.

Sau chỉ số xét nghiệm máu trên sẽ đi kèm với số lượng và tỷ lệ phần trăm những loại bạch cầu. Chúng sẽ giúp ta phần nào xác định được một số nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Cụ thể như sự tăng ưu thế bạch cầu đa nhân trung tính cho biết tình trạng nhiễm vi khuẩn. Tăng ưu thế bạch cầu lympho nguyên nhân do nhiễm virus. Tăng ưu thế bạch cầu ưa acid liên quan đến việc bị nhiễm ký sinh trùng hoặc dị ứng.

2.2. PLT (Platelet): Số lượng tiểu cầu

Giá trị bình thường từ 150 – 450 K/uL (150 – 450 ngàn trong 1 micro lít máu)

Đây là số lượng tiểu cầu bình thường trong đơn vị máu toàn phần. Thông số này cực kỳ quan trọng để đánh giá bệnh lý. Việc tăng, giảm tiểu cầu ảnh hưởng lớn đến tình trạng đông cầm máu, xuất huyết trên người bệnh. Nó còn được áp dụng để theo dõi điều trị bệnh, ví dụ như sốt xuất huyết.

Ngoài đơn vị K/uL đánh giá số lượng tiểu cầu bạch cầu ở trên, dưới đây là cách đọc một vài xét nghiệm máu bổ ích.

2.3. HGB (Hemoglobin): Huyết sắc tố

Giá trị bình thường từ 13 – 17 g/dL (đối với nam) và từ 12 – 16,5 (đối với nữ).

Cho biết về lượng huyết sắc tố trong một đơn vị máu toàn phần. Chỉ số đó được dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân. Cụ thể như RBC, HGB cũng tăng nếu như người bệnh bị thiếu oxy kéo dài và giảm khi thiếu máu, mất máu,… Trường hợp mức HGB < 13 g/dL ở nam và < 12 g/dL ở nữ đều sẽ được chẩn đoán là thiếu máu.

2.4. HCT (Hematocrit): Thể tích khối hồng cầu

Giá trị bình thường từ 34 – 51%.

Chỉ số xét nghiệm máu trên cho biết về tỷ lệ thể tích khối hồng cầu trên tổng thể tích máu. Qua đó sẽ đánh giá tình trạng máu có bị hòa loãng hay cô đặc không. Trong khi làm xét nghiệm máu, để biết tình trạng máu có bất thường về hồng cầu hay bạch cầu không thì bạn hãy quan tâm đến chỉ số này. Như đã biết thì việc cô đặc máu có thể làm tăng về chỉ số bạch cầu và hồng cầu chứ không phải do bệnh lý nào cả.

>>>Tham khảo thêm: Đơn vị Byte là gì? Bảng quy ước về đơn vị byte

2.5. MCV (Mean corpuscular volume): Thể tích trung bình hồng cầu

Giá trị bình thường từ 85 – 95 fL.

Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu như thế nào?
Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu như thế nào?

Chỉ số này cho biết thể tích trung bình của mỗi hồng cầu. Đồng thời đánh giá hồng cầu to hay nhỏ, qua đó góp phần định hướng xác định nguyên nhân. Cụ thể như hồng cầu to trong trường hợp bị thiếu vitamin B12, thiếu acid folic,… Hồng cầu nhỏ thường do suy thận mạn hay do thiếu sắt,…

2.6. MCH (Mean corpuscular hemoglobin): Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu

Giá trị bình thường từ 28 – 32 pg.

Chỉ số trên cho biết về lượng huyết sắc tố trong mỗi hồng cầu. Qua đó giúp bạn đánh giá được hồng cầu đó ưu sắc, bình sắc hay nhược sắc.

2.7. MCHC (Mean corpuscular hemoglobin concentration): Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu

Có giá trị bình thường từ 32 – 36 g/dl.

Chỉ số này cho biết nồng độ huyết sắc tố có trong một thể tích khối hồng cầu. Qua đó giúp các chuyên gia bác sĩ đánh giá được màu sắc hồng cầu. Dẫu vậy, thực tế thì người ta thường sử dụng MCHC để đánh giá nhiều hơn.

2.8. RBC (Red blood cells): Số lượng hồng cầu

Có giá trị bình thường từ 4,0 – 5,8 M/uL.

Giá trị trên cho biết số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu toàn phần. Trường hợp tăng là do một số nguyên nhân như bệnh đa hồng cầu, thiếu oxy mạn. RBC giảm trong các trường hợp mất máu, thiếu máu, suy tủy,… Dù vậy, cũng có thể do máu cô đặc làm tăng chỉ số này mà không phải bệnh lý.

Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về đơn vị K/uL là gì? cách đọc chỉ số máu trong các xét nghiệm như thế nào? Qua đó giúp bạn dự phòng bệnh và có cách điều trị hiệu quả.

 

Related Posts