Hướng dẫn cách đổi đơn vị đo độ dài và phương pháp nhớ hiệu quả

Trong toán học, các em thường được làm quen với đơn vị đo độ dài. Thế nhưng để biết được chính xác thì các em cần chú ý. Dưới đây là hướng dẫn cách đổi đơn vị đo độ dài và phương pháp nhớ hiệu quả.

Đơn vị đo độ dài là gì?

  • Đơn vị: là đại lượng dùng để đo, tính toán trong nhiều  lĩnh vực: toán, vật lí, hóa và các lĩnh vực khác trong đời sống.
  • Độ dài: là khoảng cách giữa hai điểm, tính từ điểm này sang điểm khác.
  • Đơn vị đo độ dài: là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, thông qua đó so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau.

Một đơn vị đo chiều dài là một đơn vị  chuẩn (thường không đổi theo thời gian) để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác.

Bảng đơn vị đo độ dài là gì? cách đổi đơn vị đo độ dài

Bang-don-vi-do
Bảng đơn vị đo

Xem ngay: Cách quy đổi 1g bằng bao nhiêu ml bạn đã biết chưa? để biết cách đổi chính xác

Bảng đơn vị đo độ dài là phần kiến thức nền cần ghi nhớ để có thể áp dụng các bài toán đo độ dài hay đổi đơn vị độ dài nhanh nhất. Gồm những đơn vị đo độ dài cơ bản, phổ thông hiện nay.

Các con được học về bảng đơn vị đo độ dài trong chương trình toán lớp 3, lớp 4. Đối với toán lớp 5 bảng đơn vị đo độ dài là kiến thức tổng hợp và nâng cao hơn vì khi đó, các con đã ghi nhớ và thuần thục trong cách chuyển đổi đơn vị.

Kiến thức về đơn vị đo độ dài trong chương trình toán tiểu học

Đây là thống kê và nhắc lại các nội dung kiến thức về bảng đơn vị đo lường ở các khối lớp tiểu học để phụ huynh và học sinh tiện tra cứu:

  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 2: làm quen với đơn vị đo độ dài là đề-xi-mét (dm) và xen-ti-mét (cm), cách đổi 2 đơn vị này trong phạm vi 100
  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 3: gồm đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài gồm 7 đơn vị: km, hm, dam, m, dm, cm, mm, cách đổi các đơn vị
  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 4: làm quen với bảng đơn vị đo diện tích gồm 2 đơn vị: km2(ki-lô-mét vuông), m2(mét vuông)
  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 5: Toán lớp 5, bảng đơn vị đo độ dài diện tích được bổ sung thêm 5 đơn vị:  hm2, dam2, dm2, cm2, mm2. Tổng hợp các bảng đơn vị đo lường và luyện tập cách đổi xuôi, ngược các loại đơn vị đo.

Trong bài viết này, chúng ta tập trung vào kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 3.

Cách đọc đơn vị đo độ dài

Học và ghi nhớ các đơn vị đo độ dài cần có những kinh nghiệm và cách ghi nhớ logic nhất có thể, bởi rất dễ nhầm lẫn khi ta tiến hành đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác. Đây là mẹo học các đơn vị đo độ dài một cách nhanh chóng, đơn giản và dễ hiểu nhất.

Sắp xếp các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé như sau:

  • Đơn vị đo độ dài lớn nhất là Ki-lô-mét (km).
  • Đơn vị liền sau Ki-lô-mét (km) là Héc-tô-mét (hm).
  • Đơn vị liền sau Héc-tô-mét (hm) là Đề-ca-mét (dam)
  • Đơn vị liền sau Đề-ca-mét (dam) là Mét (m).
  • Đơn vị liền sau Mét (m) là Đề-xi-mét (dm).
  • Đơn vị liền sau Đề-xi-mét (dm) là xen-ti-mét (cm)
  • Đơn vị liền sau Xen-ti-mét (cm) là Mi-li-mét (mm)

Ta được thứ tự các đơn vị như sau: km > hm > dam > m > dm > cm > mm

Cách học thuộc bảng đơn vị đo độ dài nhanh nhất

Để học thuộc bảng các đơn vị đo độ dài nhanh nhất, các bậc phụ huynh và các bé có thể sử dụng các phương pháp dưới đây:

Phương pháp 1: Phổ nhạc cho cách đọc đơn vị đo độ dài ở phía trên. Khi có giai điệu, khả năng các con ghi nhớ sẽ tăng nhanh gấp 20 lần việc học vẹt, học chay.

Phu-huynh-ket-hop-cung-tro-choi
Phụ huynh kết hợp cùng trò chơi

Phương pháp 2: Chơi trò chơi: Tìm đáp án đúng. Các bậc phụ huynh viết 3 cặp đơn vị đo độ dài theo thứ tự đúng và sai, các con sẽ tìm ra đâu là phương án chính xác và sửa lại các trường hợp sai cho đúng. Các bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn đối với các trò chơi. Các bé vừa được chơi lại vừa được học thì phương pháp này vào rất nhanh.

Trên đây là cách đổi đơn vị đo độ dài và phương pháp nhớ hiệu quả. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Related Posts