Tìm hiểu bảng đơn vị đo chiều dài và cách đổi đơn vị chiều dài đơn giản

bang-don-vi-do-do-dai

Hàng ngày chúng ta thường xuyên đo độ dài các đồ vật hoặc tính quãng đường chuyến đi, chiều dài sợi dây… Vậy bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bảng đơn vị đo chiều dài ở bài viết dưới đây.

Bảng đơn vị đo chiều dài là gì?

Bảng đơn vị đo chiều dài là đơn vị được dùng phổ biến trên thế giới nhưng ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ những đơn vị đo chiều dài khác nhau để phù hợp hơn với văn hóa, nhu cầu và thói quen của từng nơi.

Khái niệm đơn vị đo chiều dài

Đơn vị đo chiều dài dùng để đo lượng độ dài, chiều dài của đối tượng, sự vật. Với các đơn vị đo chiều dài này đều có thể sử dụng để thể hiện khoảng cách giữa hai điểm, vật thể trong không gian. Nói cách khác đơn vị đo chiều dài là cơ sở để xác định, so sánh độ dài, khoảng cách giữa các đồ vật.

Bảng đơn vị đo chiều dài tại Việt Nam

Tại Việt Nam sử dụng theo bảng đơn vị đo chiều dài theo hệ SI.

Cụ thể bảng đơn vị đo chiều dài hiện nay:

  • Ki-lô-mét (Kilometre) – km;
  • Héc-tô-mét (Hectometre) – hm;
  • Đề-ca-mét (Decametre) – dam;
  • Mét (Metre) – m;
  • Đề-xi-mét (Decimetre) – dm;
  • Xen-ti-mét (Centimetre) – cm;
  • Mi-li-mét (Millimetre) – mm

Theo bảng đơn vị đo chiều dài mét là đơn vị cơ sở từ đó xác định các đơn vị khác có tiền tố của mét.

Bảng đơn vị đo chiều dài thể hiện mối liên hệ giữa các đơn vị đo chiều dài theo mét:

Lớn hơn mét Mét Nhỏ hơn mét
km

(Ki-lô-mét)

hm

(Héc-tô-mét)

dam (Đề-ca-mét) m  (Mét) dm (Đề-xi-mét) cm (xen-ti-mét) mm (Mi-li-mét)
1 km = 10 hm = 1000m 1hm =  10dam  100m 1dam = 10m 1m = 10dm = 100cm = 1000mm 1dm = 10cm = 100mm 1cm = 10 mm 1 mm
bang-don-vi-do-do-dai
Quy đổi đơn vị đo chiều dài

Cách đổi đơn vị đo chiều dài đơn giản

Cách quy đổi trong bảng đơn vị đo chiều dài vô cùng đơn giản. Cụ thể như:

– Trường hợp đổi đơn vị đo chiều dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề chỉ cần nhân số đó với 10.

– Trường hợp đơn vị độ dài bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề sẽ cần chia số đo cho 10.

– Như vậy có thể thấy rằng mỗi đơn vị đo chiều dài liền kề nhau sẽ hơn kém nhau 10 đơn vị.

Ví dụ:

Đổi 1km sang đơn vị m, cần nhân số đó với 3 lần số 10. Như vậy 1km=1000m.

Đổi 200cm sang m, chia số đó với 2 lần số 10. Như vậy 200cm = 200:100 = 2m.

Tìm hiểu các đơn vị đo chiều dài khác

Trên thế giới có tồn tại nhiều những đơn vị đo chiều dài, tùy thuộc vào đặc trưng về văn hóa của từng quốc gia nên họ sẽ lựa chọn sử dụng hệ thống đo lường phù hợp.

Một số các đơn vị đo chiều dài khác như:

 Đơn vị đo chiều dài trong thiên văn học

Trong lĩnh vực thiên văn học, khoảng cách giữa các đối tượng là rất lớn nên những đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường quốc tế không phù hợp.

Bởi vậy sẽ cần dùng đến các đơn vị đo chiều dài khác để ứng dụng vào đo khoảng cách trong thiên văn học.

Các đơn vị đo chiều dài dùng trong lĩnh vực thiên văn học:

  • Đơn vị thiên văn (AU) (~149 gigamet);
  • Năm ánh sáng (~9,46 pêtamét);
  • Phút ánh sáng (~18 gigamet);
  • Giây ánh sáng (~300 mêgamét);
  • Parsec (pc) (~30,8 pêtamét);
  • Kilôparsec (kpc);
  • Mêgaparsec (Mpc);
  • Gigaparsec (Gpc);
  • Teraparsec (Tpc).

Những đơn vị dùng trong đo chiều dài của thiên văn học sử được áp dụng đo khoảng cách giữa các hành tinh, thiên hà, sao, các đối tượng thiên văn khác trong vũ trụ. Chính những đơn vị này sẽ giúp đơn giản hóa mọi việc đo lường khoảng cách lớn trong không gian mà vẫn đảm bảo tính nhất quán, tiện lợi trong việc trao đổi thông tin, nghiên cứu thiên văn học.

bang-don-vi-do-do-dai1
Trong thiên văn học sử dụng đến nhiều đơn vị đo độ dài khác nhau

Xem thêm:

Đơn vị đo chiều dài trong vật lý

Có nhiều những đơn vị chiều dài được áp dụng trong vật lý như:

  • Độ dài Planck (ký hiệu là lP): Đơn vị đo độ dài tối thiểu căn cứ trên lý thuyết về đơn vị cơ bản của không gian, thời gian chính là đơn vị Planck. Đơn vị này có giá trị khoảng 1.616229(38) x 10^-35 mét.
  • Micrôm (ký hiệu là µm): Đơn vị đo độ dài này sẽ tương đương với 1micromet (1 µm = 10^-6 mét), dùng trong đo kích thước của các đối tượng nhỏ như tế bào sinh học, bộ phận điện tử nhỏ và những chi tiết vật lý nhỏ.
  • Fermi (ký hiệu là fm): Đơn vị đo độ dài này tương đương với 1 femtomet (1 fm = 10^-15 mét). Đơn vị Fermi sử dụng trong lĩnh vực vật lý để đo kích thước của các hạt như proton, neutron, quá trình tương tác hạt nhân.
  • Angstrom (ký hiệu là Å): Đơn vị đo độ dài này được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực vật lý và hóa học. Đơn vị này giúp đo kích thước của các cấu trúc phân tử, tế bào sinh học, đối tượng vật lý nhỏ.
  • Bán kính Bohr (ký hiệu là a0: Đơn vị đo độ dài giúp đo kích thước quỹ đạo của electron trong nguyên tử theo lý thuyết hạt nhân điện tử Bohr. Đơn vị này có giá trị khoảng 5.291772109(17) x 10^-11 mét.

Có thể thấy rằng những đơn vị đo độ dài trong vật lý sẽ được dùng nhiều trong các nghiên cứu liên quan đến vật lý, hạt nhân, các cấu trúc phân tử nhưng sẽ tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, hoàn cảnh mà sử dụng đơn vị đo độ dài phù hợp.

Đơn vị đo độ dài dùng trong hệ đo lường Anh Mỹ

Với hệ đo lường Anh Mỹ có các đơn vị đo chiều dài bao gồm:

  • Inch (ký hiệu là inch): Đơn vị tương đương khoảng 1/12 foot hay khoảng 2,54 centimet.
  • Foot (ký hiệu là ft): Đơn vị đo chiều dài tương đương khoảng 12 inches hay khoảng 0,3048 mét.
  • Yard (ký hiệu là yd): Đơn vị đo chiều dài tương đương với 3 feet hay khoảng 0,9144 mét.
  • Dặm – Mile (ký hiệu là mi): Đơn vị đo chiều dài với khoảng 5280 feet hay tương đương 1609 mét.

Đa phần sử dụng đơn vị đo chiều dài trong hệ đo lường Anh Mỹ được sử dụng tại các quốc gia như Canada, Hoa Kỳ, nhiều các quốc gia khác. Nhưng bảng đo độ dài của hệ đo lường quốc tế SI và đơn vị đo độ dài là mét được sử dụng khá phổ biến và chính xác hơn.

Đơn vị đo chiều dài của hệ đo lường cổ xưa 

Thời xa xưa tại Việt Nam thường sử dụng đơn vị đo chiều dài là dặm. Đơn vị đo độ dài này được chia thành nhiều các đơn vị nhỏ hơn bao gồm:

  • Mẫu
  • Tấc (1/10 thước)
  • Sải
  • Phân (1/10 tấc)
  • Thước (1 mét
  • Li (1/10 phân)

Tuy vậy các đơn vị đo lường này dùng ở thời cổ của Việt Nam, ở thời điểm hiện tại đã được thay thế bằng hệ đo lường quốc tế (SI) nhằm đo độ dài chính xác và dễ áp dụng hơn. Với một số các trường hợp cần nghiên cứu lịch sử hay những hoạt động truyền thống vẫn cần sử dụng đến đơn vị đo độ dài cổ.

Bài viết ở trên đã chia sẻ thông tin về bảng đơn vị đo chiều dài, hy vọng từ đó bạn đọc biết cách đổi đơn vị đo chính xác nhất. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để đón đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Related Posts