Đơn vị công tác là gì? Phân biệt đơn vị công tác

Chúng ta ai cũng từng nghe qua khái niệm thuật ngữ đơn vị công tác. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã thực sự hiểu đơn vị công tác là gì? Do đó, bài viết bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý công dân về khái niệm đơn vị công tác là gì một cách chính xác và những vấn đề liên quan.

Đơn vị công tác là gì?

Đơn vị công tác hay còn gọi là đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế, là thuật ngữ được sử dụng để chỉ về nơi cá nhân làm việc, tức là nơi thực hiện hoạt động “công tác”. Đơn vị công tác hay áp dụng đối với các cơ quan công lập, nhưng thường trong các hồ sơ hay giấy tờ thì đơn vị công tác cũng đều được hiểu là nơi làm việc của cá nhân.

Đơn vị công tác là gì?
Đơn vị công tác là gì?

Tìm hiểu thêm: Đơn vị gia tốc

Một đơn vị công tác được cấu thành bởi hai yếu tố là nhân lực và vật lực. Trong đó, nhân lực được tổ chức theo các hình thức khác nhau theo cấp bậc từ trên xuống dưới, có quản lý, có người chỉ đạo và có nhân viên. Vật lực bao gồm cơ sở vật chật, nguồn tài chính để thực hiện hoạt động nghề nghiệp và duy trì sự tồn tại, phát triển của đơn vị công tác.

Trong mỗi đơn vị công tác có gì?

Trong mỗi đơn vị công tác thì sẽ bao gồm đầy đủ những yếu tố về nhân lực và vật lực. Trong đó, nguồn nhân lực là con người quản lý và thực hiện các công việc kinh doanh, sản xuất… trong đơn vị. Đơn vị công tác có số lượng nhân công tùy thuộc vào quy mô hoạt động của đơn vị đó. Nguồn vật lực là cơ sở vật chất, đồ dùng được sử dụng nhằm phục vụ công việc như bàn ghế, máy tính, phòng làm việc…

Từ đơn vị công tác thường được sử dụng đối với các cơ quan trực thuộc nhà nước, do nhà nước quản lý và điều hành. Do đó, khi nhắc đến cụm từ này, thường được chỉ các đơn vị sự nghiệp công lập và thường yêu cầu cung cấp thông tin về đơn vị công tác đối với viên chức, công chức, cán bộ công nhân viên thuộc cơ quan nhà nước.

Phân biệt khái niệm đơn vị công tác công lập với Cơ quan nhà nước

Định nghĩa

– Cơ quan nhà nước là những phòng ban trực tiếp chịu sự quản lý và điều hành của bộ máy nhà nước, tuân theo nhà nước và có thẩm quyền thực thi và áp dụng pháp luật theo các quyền, nghĩa vụ mà nhà nước quy định và giao phó như văn phòng chính phủ,…

Phân biệt khái niệm đơn vị công tác công lập với Cơ quan nhà nước
Phân biệt khái niệm đơn vị công tác công lập với Cơ quan nhà nước

Xem thêm: Đơn vị K/uL là gì?

– Ngược lại, đơn vị công tác chỉ là đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được thành lập bởi các tổ chức chính trị, xã hội theo quy định pháp luật. Đơn vị công tác có tư cách pháp nhân độc lập, tuy nhiên thường cung cấp các dịch vụ công để phục vụ cơ quan nhà nước.

Phân biệt về đặc tính

– Cơ quan nhà nước đại diện cho nhà nước, được nhà nước trao quyền và có nghĩa vụ thực thi, thi hành pháp luật hoặc có quyền công bố, ban hành các văn bản pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật theo quy định nhà nước ban hành.

– Đơn vị công tác (hay còn gọi là đơn vị sự nghiệp công lập) không được thực thi pháp luật và cũng không được đại diện nhà nước thực hiện các quyền như cơ quan nhà nước. Các đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm chính liên quan tới việc cung cấp các dịch vụ công, hoặc xây dựng các quyền, chú trọng tới các mối quan hệ công chúng. Trong đơn vị sự nghiệp công lập, nhân tố chủ chốt là Việt chức chịu trách nhiệm cho mọi công việc của đơn vị.

Phân loại giữa Đơn vị công tác công lập và Cơ quan nhà nước có gì khác biệt

* Cơ quan nhà nước được phân loại dựa trên những cơ sở sau:

– Hình thức của quyền lực được thực hiện gồm có

+ Cơ quan quyền lực nhà nước

+ Cơ quan hành chính Nhà nước

+ Cơ quan tư pháp

 Dựa trên trình tự thành lập gồm:

+ Cơ quan do dân bầu

+ Cơ quan không do nhân dân bầu

– Dựa vào tính thẩm quyền:

+ Cơ quan Nhà nước mang thẩm quyền chung

+ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về mặt chuyên môn

– Dựa vào cấp độ thẩm quyền:

+ Cơ quan cấp Trung ương

+ Cơ quan cấp địa phương

* Đơn vị công tác công lập  

 Dựa trên quyền tự chủ:

+ Đơn vị được giao quyền tự chủ toàn toàn trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, nhân sự.

+ Đơn vị chưa được giao quyền tự chủ

– Căn cứ vị trí pháp lý:

+ Đơn vị thuộc Bộ và ngang Bộ.

+ Đơn vị Tổng cục, Cục.

+ Đơn vị trong Ủy ban Nhân dân tỉnh.

– Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động: các cơ quan theo ngành.

Như vậy, bài viết đã chỉ rõ để bạn hiểu được đơn vị công tác là gì. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn có thể dễ dàng phân biệt rõ thuật ngữ này với các khái niệm dễ nhầm lẫn khác.

Related Posts