Tìm hiểu tâm lý học sinh THCS? Điều kiện phát triển tâm lý học sinh THCS

Học sinh THCS là lứa tuổi có nhiều biến động về tâm, sinh lý. Chính vì thế, tâm lý học sinh THCS là vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt là trong hoạt động giáo dục. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về tâm lý học sinh THCS cũng như điều kiện phát triển tâm lý học sinh THCS, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Điều kiện phát triển tâm lý của học sinh THCS

Theo những chuyên gia tâm lý, có rất nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển tâm lý của học sinh THCS. Cụ thể như sau:

Sự phát triển cơ thể: Bước vào tuổi thiếu niên, cơ thể có sự thay đổi mạnh mẽ về sinh lý. Đây là giai đoạn phát triển thứ hai, sau giai đoạn sơ sinh. Sự phát triển về mặt sinh lý có đặc điểm là tốc độ phát triển nhanh, mạnh mẽ và quyết liệt nhưng không cân đối. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của yếu tố mới mà lúc trước chưa có đó là sự phát dục.

Sự phát triển của chiều cao và trọng lượng. Ở giai đoạn này, chiều cao của các em tăng rất nhanh. Sự phát triển về thể chất là biểu hiện đặc biệt của lứa tuổi thanh thiếu niên.

Tìm hiểu tâm lý học sinh THCS? Điều kiện phát triển tâm lý học sinh THCS

Sự phát triển thể chất, sinh lý và điều kiện xã hội cũng ảnh hưởng đến tâm lý học sinh THCS

Sự phát triển của hệ xương: Giai đoạn này hệ xương đang diễn ra quá trình cốt hóa và hình thành làm cho các em lớn rất nhanh, xương sọ và xương mặt phát triển mạnh. Bên cạnh đó còn có sự phát triển của các hệ cơ. Sự tăng khối lượng bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối thời dật thì. Ở tuổi thiếu niên, cơ thể của các em đã khỏe mạnh, tuy nhiên, lại chóng mệt và không làm việc bền lâu như người lớn.

Đồng thời, tuổi thiếu niên THCS cũng có sự xuất hiện của tuyến sinh dục. Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể ở tuổi thiếu niên. Những dấu hiệu của tuổi dậy thì có sự khác nhau giữa em trai và em gái.

Bên cạnh điều kiện sinh lý thì những đặc điểm xã hội như vị thế của thiếu niên trong xã hội, gia  đình và trong nhà trường THCS có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của học sinh lứa tuổi này.

2. Những biến đổi về đặc điểm tâm lý học sinh THCS

Khi bước vào môi trường học đường THCS, điều đầu tiên trẻ nhận thấy đó  là sự thay đổi điều kiện đời sống của trường học: sự xuất hiện của nhiều thầy cô giáo,chương trình, tài liệu, hình thức học tập trên lớp phức tạp hơn;  kinh nghiệm thực tế ngoài nhà trường, sự giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa được mở rộng hơn. Những yếu tố này làm  nảy sinh khát vọng phải chiếm lĩnh một vị trí mới trong quan hệ với người lớn, có tính độc lập và hành động tự chủ cao, xây dựng quan hệ theo cách mới với bạn bè cùng lứa.

Giống với những giai đoạn phát triển khác, học sinh THCS có thể mạnh là: luôn sẵn sàng một cách có lựa chọn với mọi khía cạnh liên quan đến việc học tập, khả năng tri giác tăng, tính nhậy cảm cao với mọi khía cạnh của việc học.

Tìm hiểu tâm lý học sinh THCS? Điều kiện phát triển tâm lý học sinh THCS

Học sinh THCS là có nhiều biến động trong phát triển tâm sinh lý

Đặc biệt, ở lứa tuổi này, học sinh hay bị thu hút  vào các hình thức hoạt động tự quản trong giờ học,  vào các tài liệu học tập phức tạp và có khả năng tự thiết kế hoạt động nhận thức vượt ra khỏi khuôn khổ của nhà trường.

 Tuy nhiên, khó khăn ngày càng trở nên sâu sắc hơn khi những đặc điểm nêu trên của trẻ mang tính chất không ổn định xuất hiện trong quá trình hình thành và trưởng thành. Hiểu theo một cách khác, trẻ – thiếu niên thường có khát vọng xây dựng hình ảnh cuộc sống của mình không chỉ ứng với khả năng của bản thân, mà còn vượt quá các khả năng đó.

3. Biểu hiện tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh THCS

  • Hứng thú học tập, sự quan tâm đến các vấn đề nhà trường của học sinh tuổi thiếu niên có phần bị giảm sút
  • Quan hệ của trẻ với việc học không diễn ra trực tiếp mà được khúc xạ thông qua các mối quan hệ phức tạp của trẻ với người lớn (trong đó có thầy cô giáo) và với bạn bè.
  •  Học sinh THCS thích thâu tóm các sự kiện thực tế bằng suy nghĩ:
  • Quan hệ của học sinh THPT với tài liệu học tập mang tính nghiên cứu. Nghĩa là, các em có khuynh hướng đưa ra các câu hỏi về nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng, đưa chúng vào thảo luận một cách sống động theo các quan điểm khác nhau.
  • Sự tự tiếp nhận kiến thức ở ngoài nhà trường (đọc các tài liệu tham khảo, tìm kiếm các nguồn thông tin khác nhau.

Trên đây là một số thông tin về tâm lý học sinh THCS. Bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Related Posts