Điện trở có vai trò điều tiết và hạn chế sự cố dòng điện xảy ra. Điện trở có đơn vị Ôm và cách quy đổi đơn vị đo điện trở được tổng hợp dưới đây sẽ rất hữu ích tới bạn đọc.
1. Tìm hiểu về đơn vị Ohm là gì?
1.1. Định nghĩa về đơn vị Ôm
Đơn vị Ohm ( đọc là Ôm) là đơn vị đo điện trở R trong hệ SI, lấy tên dựa vào nhà vật lý người Đức Georg Simon Ohm. Đơn vị Ohm xuất phát từ định luật Ohm, cho biết cường độ dòng điện khi đi qua vật dẫn điện sẽ luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế (U) khi đi qua 2 điểm đó.
Điện trở có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp cản trợ, hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch, chia điện áp và kích hoạt sự chủ động của các linh kiện điện tử. Từ đó sẽ điều tiết và hạn chế xảy ra sự cố dòng điện.
Kí hiệu của đơn vị Ôm là Ω.
>>> Tham khảo thêm: Đơn vị PCS là gì? Ứng dụng PCS trong cuộc sống hiện nay
1.2. Các loại điện trở
Điện trở nếu phân loại theo công suất sẽ có 3 loại thông dụng dưới đây:
- Điện trở thường: Dòng điện trở có công suất nhỏ từ 0,125W đến 0,5W
- Điện trở công suất: Các điện trở có công suất lớn từ 1W, 2W, 5W, 10W.
- Điện trở sứ, điện trở nhiệt: Các điện trở công suất, điện trở này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động chúng sẽ toả nhiệt.
Điện trở phân theo cấu tạo, chất liệu sẽ có 6 loại là: điện trở màng, điện trở cacbon, điện trở băng hay điện trở dây quấn, điện trở gốm kim loại, điện trở film và điện trở bề mặt.
1.3. Công dụng của điện trở
Điện trở là linh kiện quan trọng trong mạch điện với tác dụng như sau:
- Kiểm soát dòng điện tốt hơn, khiến cho dòng điện qua tải là dòng điện thích hợp nhất.
- Điện trở làm cầu phân áp, nhắm có điện áp đúng với nhu cầu sử dụng từ một điện áp cho trước.
- Phân chia cực để bóng bán dẫn hoạt động.
- Trực tiếp tham gia vào mao mạch điện sản sinh ra dao động RC.
- Điều chỉnh cường độ dòng điện khi qua các thiết bị điện.
- Sinh ra nhiệt lượng trong các ứng dụng cần thiết.
- Tạo ra sụt áp trên mạch khi mắc nối tiếp.
1.4. Nguyên lý hoạt động của điện trở
Theo định luật Ohm: điện áp (V) khi qua điện trở sẽ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện (I), trong đó tỉ lệ này là một hằng số điện trở (R).
– Công thức định luật Ohm: V=I*R
– Ví dụ: Nếu điện áp 1 chiều 14V nối với điện trở 400 Ohm thì cường độ dòng điện đi qua điện trở là 14 / 400 = 0.035 Amperes.
Trên thực tế thì một số điện cảm, điện dung ảnh hưởng tới điện trở và mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện trong mạch xoay chiều hiện nay.
2. Quy đổi 1 Ohm bằng bao nhiêu?
Trong cuộc sống, hệ thống điện lớn nhỏ khác nhau, đòi hỏi thiết bị có điện trở tương ứng. Do vậy để sử dụng đơn vị Ôm là chưa đủ, cần phải có quy đổi sang đơn vị khác phù hợp, thuận tiện cho việc tính toán:
- 1 Ohm = 109 Nanoohm (nΩ)
- 1 Ohm = 106 Microohm (µΩ)
- 1 Ohm = 103 Milliohm (mΩ)
- 1 Ohm = 10-3 Kiloohm (kΩ)
- 1 Ohm = 10-6 Megaohm (MΩ)
- 1 Ohm = 10-9 Gigaohm (GΩ)
- 1 Ohm = 106 Abohm (abΩ)
>>> Bạn có biết: Đơn vị đo độ dài là gì? Tìm hiểu cách đo và bảng đơn vị đo độ dài
3. Công thức tính điện trở (R)
Công thức tính điện trở đơn vị Ohm: R = ρ.L / S
Trong đó:
- R là điện trở (Ω).
- L là chiều dài dây dẫn (m).
- ρ là điện trở suất.
- S là tiết diện dây dẫn (diện tích mặt cắt dây dẫn, m2)
4. Cách tính đơn vị Ôm bằng công cụ
4.1. Dùng google
Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào trang chủ Google và gõ vào ô tìm kiếm.
Ví dụ: Bạn muốn đổi 5 Ôm sang kiloohm thì gõ “5 ohm = kiloohm” rồi nhấn Enter.
Kết quả sẽ hiện ra ngay trên màn hình.
4.2. Dùng công cụ Convert World
Bước 1: Bạn hãy truy cập vào trang Convert World để tiến hành đổi đơn vị Ohm
Bước 2: Nhập số đơn vị muốn chuyển > Chọn đơn vị là Ohm > Chọn đơn vị muốn chuyển đổi. Bước tiếp theo là ấn Enter rồi chọn dấu mũi tên màu cam chuyển đổi.
Thông tin trong bài viết trên đây nhằm cung cấp kiến thức về đơn vị Ohm để nắm được cách đổi đơn vị Ohm chính xác. Với kiến thức này hy vọng giúp các bạn có thể ứng dụng vào học tập và cuộc sống. Chúc bạn thành công!