Tâm lý học sinh THPT đang là vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt khi xu hướng trầm cảm ở học sinh ngày càng gia tăng. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ một số đặc điểm tâm lý học sinh THPT và bệnh trầm cảm ở học sinh THPT.
1. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh THPT
Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Đây là lưa tuổi thể hiện tính chất phức tạp của nhiều hiện tượng, nó được giới hạn ở 2 mặt tâm lý và sinh lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Dưới đây là một số đặc điểm tâm lý học sinh THPT.
- Sự phát triển của tự ý thức
Theo những chuyên gia tâm lý, sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này.
Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống… Điều đó khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. Học sinh không chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài mà còn đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong.
Tâm lý học sinh THPT
Đặc biệt, học sinh lứa tuổi này có có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh giá. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình…
- Sự hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý học sinh tuổi dậy thì vì các em sắp bước vào cuộc sống xã hội. Điều này làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu cũng như khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về những nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hưỡng về giá trị con người.
Ở giai đoạn này, học sinh quan tâm đến nhiều vấn đề như thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp, cái thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm… Thế nhưng, vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động…
2. Xu hướng trầm cảm ở học sinh THPT như thế nào?
Những năm qua, hàng loạt vụ học sinh tự tử vì trầm cảm, bế tắc trong cuộc sống một lần nữa cho thấy các vấn đề tâm lý, sức khỏe tinh thần ở lứa tuổi học sinh ngày càng gia tăng và phổ biến. Một số kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ stress ở học sinh chiếm hơn 35,1%; lo âu là 59% và trầm cảm là 38,7%. Trong đó, nhiều trẻ đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về mặt sức khỏe tâm thần, không ít trường hợp mắc cả 3 vấn đề nêu trên.
Học sinh khối lớp 12 bị stress nhiều hơn 1,29 lần so với khối lớp 10. Học sinh gia đình kinh tế mức nghèo bị stress cao hơn 1,5 lần học sinh nhà khá giả…
Hiện tượng trầm cảm ở học sinh THPT
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có đến 10% – 20% trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe tâm thần, 1/3 gánh nặng bệnh tật ở thanh thiếu niên do các rối loạn tâm thần gây ra.
Từ thực tế trên, các bác sĩ đề nghị cần có các hoạt động khám sàng lọc, tổ chức tư vấn tâm lý học sinh. Gia đình học sinh cần tìm hiểu các rối loạn tâm thần phổ biến như nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh những vấn đề stress, lo âu, trầm cảm để giúp làm giảm các vấn đề về rối loạn tâm thần trong trường học.
Trên đây là một số vấn đề về tâm lý học sinh THPT. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn nắm được những vấn đề tâm lý học sinh hiệu quả.