1 đơn vị máu là bao nhiêu ml? Thắc mắc này được nhiều người quan tâm và cùng nhau bàn luận về vấn đề này. Dưới đây các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí chi tiết các thông tin liên quan đến vấn đề này, các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Máu là gì?
Máu được biết đến là tổ chức di động được cấu tạo từ các thành phần hữu hình gồm có tế bào và huyết tương. Đối với máu sẽ có rất nhiều chức năng khác nhau đối với cơ thể, cụ thể:
>>> Quan tâm thêm thông tin 1 feet bằng bao nhiêu mét vuông
+ Bảo vệ cơ thể tiêu diệt những vi sinh vật có hại, tạo kháng thể và kháng độc tố.
+ Có chức năng đối với việc cung cấp hàm lượng oxy lấy từ phổi đến cơ quan khác, mang khí thải CO2 ra khỏi cơ thể sau quá trình trao đổi chất.
+ Điều hòa cơ thể dưới tác động của từng hormone điều hòa mức độ trao đổi chất, hoặc là từng hoạt động khác của cơ thể.
+ Máu có chức năng trong việc chuyển những chất dinh dưỡng như acid béo, acid amin, glucose từ ruột nôn đến từng bộ phận khác của cơ thể.
+ Máu có chức năng điều hòa thân nhiệt: trong máu có chứa nhiều nước mang tỷ trọng cao có công dụng trong việc điều hòa thân nhiệt của cơ thể cũng như những cơ quan bên trong cơ thể.
+ Chức năng bài tiết: máu sẽ vận chuyển từng chất thải từ quá trình chuyển hóa, trao đổi chất ra khỏi cơ thể.
+ Máu cũng có chu trình hoạt động tuần hoàn. Theo đó, nó sẽ được lưu thông trong từng mạch máu khắp từng bộ phận ở trong cơ thể nhờ vào mức độ co bóp của tim.
Giải đáp: 1 đơn vị máu là bao nhiêu ml?
1 đơn vị máu là bao nhiêu ml? Thắc mắc này được nhiều người quan tâm đến và cùng nhau bàn luận. Đối với những người khỏe mạnh trưởng thành thông thường có 7l máu. Nhưng máu thường được tính bằng đơn vị cc, 1cc máu sẽ tương đương với 1ml. Theo như quy định của Bộ tài chính & Y tế đã đưa ra quy định 1 đơn vị máu có khối lượng là 250ml. Đơn vị máu chuẩn là máu sau khi được lấy, bảo quản và làm toàn bộ các kết quả trong từng kết quả xét nghiệm sàng lọc cần thiết theo đúng quy định đều đạt yêu cầu.
Máu được cấu tạo như thế nào?
Máu được cấu tạo từ 4 thành phần chính đó là:
- Huyết tương;
- Bạch cầu;
- Hồng cầu;
- Tiểu cầu.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết về cách đổi đơn vị vận tốc
Huyết tương
Ở trong huyết tương nước chiếm khoảng 90% thể tích. Từng thành phần còn lại sẽ được gọi chung đó là những chất hòa tan gồm có:
+ Những loại protein huyết tương: chiếm 7 – 9% trọng lượng của huyết tương bao gồm fibrinogen, albumin và globulin đã được tổng hợp chủ yếu từ gan. Theo đó, nó sẽ có vai trò như một chất duy trì áp suất thẩm thấu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất tại mao mạch. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò quan trọng khác đó là tạo nên được mức độ cân bằng nước tại cơ thể, giúp ổn định pH, độ nhớt của huyết tương.
+ Ion vô cơ và muối: từng ion vô cơ này sẽ được cân bằng với nhau nhờ thận những cơ quan bài tiết và một số hormone.
+ Những chất dinh dưỡng hữu cơ: sẽ bao gồm chất béo, phospholipid, glucozơ, acid amin, acid lactic và cholesterol. Theo đó, những chất này sẽ được hấp thu từ ruột non, hoặc là chuyển hóa từ gan đến. Riêng đối với acid lactic chính là đường phân, sẽ được chuyên chở từ máu vào trong gan.
+ Những chất thải chứa Nitơ: đối với những chất này được sinh ra ở trong quá trình chuyển hóa, phân giải những chất ở trong cơ thể. Những chất thải này sẽ bao gồm: ure, amoniac, acid uric,…
+ Một số loại hormone: huyết tương cũng chính là nơi vận chuyển những chất đặc biệt này.
+ Những khí hòa tan khác: những khí hòa tan được huyết tương chuyên chở đó là oxi, nitơ,…
Bạch cầu
Đây là loại tế bào có nhân lớn, chiếm khoảng tầm 3% thể tích. Bạch cầu được hình thành từ những nguyên bào đặc biệt có ở trong tủy xương sau đó đã được chuyển vào trong máu. Bạch cầu sẽ có khả năng di chuyển tự do trong những mô liên kết. Theo đó, chúng sẽ có mặt rất nhiều ở trong hệ bạch huyết. Bạch cầu sẽ có vai trò quan trọng trong việc chống lại những vi sinh vật gây bệnh như những tác nhân gây nhiễm trùng tạo nên hệ miễn. Nó sẽ được ví như những chiến sĩ bảo vệ của cơ thể.
Tiểu cầu
Đây sẽ là những hạt nhỏ không màu, được sinh ra ở trong việc phân tách của từng tế bào tủy xương khi chúng di chuyển vào trong hệ tuần hoàn. Theo đó, chức năng chính của tiểu cầu đó là giải phóng thromboplastin gây đông máu. Khi tiểu cầu vỡ sẽ giải phóng serotonin làm co mạch máu có công dụng trong việc cầm máu tự nhiên.
Hồng cầu
Đối với hồng cầu hình đĩa lõm 2 mặt chính là tế bào không nhân. Mỗi tế bào hồng cầu từ khi sinh ra cho đến khi chết thông thường sẽ là 120 ngày. Do đó, chúng sẽ liên tục được sinh ra và chết đi như một vòng tuần hoàn. Hồng cầu sẽ có chức năng chủ yếu là vận chuyển, phân phối oxi đi khắp toàn bộ cơ thể.
Kết luận
Tổng hợp tất cả những thông tin ở trên đã giúp cho mọi người được biết rõ về thắc mắc 1 đơn vị máu là bao nhiêu ml. Để khai thác thêm nhiều kiến thức hữu ích khác các bạn hãy thường xuyên truy cập vào trang Web để tìm hiểu rõ hơn nhé!