7 đơn vị đo khối lượng là gì? Lưu ý khi chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng

7-don-vi-do-khoi-luong

7 đơn vị đo khối lượng là gì? Bảng đơn vị đo khối lượng ra sao? Cách quy đổi giữa các đơn vị đo như thế nào?… Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng theo dõi và tham khảo!

Đơn vị đo khối lượng là gì?

Đơn vị đo khối lượng được sử dụng để đo lường từ đó biết được chất của một vật. Hiện nay đơn vị đo khối lượng phổ biến là đơn vị SI theo hệ đo lường Quốc tế là kg (tương đương với khối lượng của khối kim loại Platinum đang được bảo quản ở Viện đo lường Quốc tế tại Pháp. Ngoài đơn vị kg còn có những đơn vị khác được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ví dụ: Khi xác định trọng lượng của quả mít và cho ra kết quả là 5kg. Có thể thấy rằng giá trị khối lượng sẽ cho ra kết quả trọng lượng của quả mít, đơn vị đo khối lượng để miêu tả khối lượng của vật.

Hay đối với những vật có trọng lượng lớn như tảng đá 2 tấn, trường hợp này sẽ cần sử dụng đơn vị đo trọng lượng là tấn để miêu tả khối lượng vì so với trọng lượng của quả mít ở ví dụ trên lớn hơn rất nhiều.

Mặc dù vậy giữa các đơn vị đo khối lượng có mối liên hệ với nhau như từ trọng lượng là tấn có thể đổi ra thành bao nhiêu kg.

7-don-vi-do-khoi-luong1
7 đơn vị đo khối lượng là gì?

Xem thêm:

7 đơn vị đo khối lượng

tấn tạ yến kg hg dag g
1 tấn = 10 tạ = 1000 kg 1 tạ = 10 yến = 100kg 1 yến = 10 kg 1 kg = 10 Hg = 1000 g 1 Hg = 10 dag = 100g 1 dag = 10 g 1g

Dễ nhận thấy bảng đo lường ở trên các đơn vị đo khối lượng được sắp xếp từ lớn đến bé: Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g, trong đó đơn vị kg được lấy là đơn vị chuẩn được sử dụng phổ biến nhất. Về hai phía thấy được những đơn vị lớn hơn kg và nhỏ hơn kg. Các đơn vị đứng trước sẽ lớn hơn gấp 10 lần đơn vị đứng phía sau.

Quy tắc quy đổi giữa các đơn vị đo lường

Để đổi chính xác giữa các đơn vị đo lường với nhau cần nắm rõ nguyên tắc khi đổi, cụ thể:

  • Nguyên tắc 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị liền kề bé hơn sẽ cần thêm vào một số 0 đằng sau hoặc đem số lượng cần quy đổi nhân với 10. Trường hợp đơn vị đổi cách 2 đơn vị sẽ thêm vào 2 số 0 đằng sau hoặc nhân với 100, tương tự cách 3 đơn vị thêm vào sau 3 số 0 đằng sau  hoặc nhân với 1000.

Ví dụ: 3 tạ = 30 yến = 300 kg = 3000 hg

  • Nguyên tắc 2: Muốn đổi đơn vị từ nhỏ sang đơn vị lớn hơn liền kề sẽ chia số lượng cần quy đổi cho 10 hoặc bớt đi 1 số 0 ở đằng sau.

Ví dụ 3000 hg = 300 kg = 3 yến

Lưu ý khi chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng

– Khi quy đổi những đơn vị với nhau sẽ cần phải xác định được đơn vị liền kề hoặc cách nhau bao nhiêu vị trí. Việc nhớ vị trí, sắp xếp thứ tự của mỗi đơn vị đo khối lượng sẽ hạn chế được việc nhầm lẫn giữa các đơn vị liền kề trước và sau

– Cần đảm bảo viết và xác định theo đúng thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn của những đơn vị đo, như vậy mới hiểu được quy luật quy đổi giữa những đơn vị đó

– Trường hợp nếu quá trình đổi đơn vị thu được kết quả số quá dài có thể thực hiện rút gọn tối thiểu ba số sau dấu phẩy của số đó hoặc thực hiện rút gọn đến chữ số thập phân theo đúng yêu cầu trong đề bài

– Tốt nhất nên sử dụng máy tính sẽ dễ chuyển đổi chính xác và hạn chế tình trạng sai số

– Khi xác định được mối liên hệ giữa những đơn vị sẽ giúp ghi nhớ nhanh bảng đơn vị đo khối lượng và từ đó hiểu được mối liên hệ giữa các đơn vị và nắm rõ quy luật. Điều này chính là một cách giúp ghi nhớ lâu hơn kiến thức về bảng đo lường

7-don-vi-do-khoi-luong2
Các dụng cụ đo lường phổ biến hiện nay

Tìm hiểu những dụng cụ dùng để đo khối lượng

Có rất nhiều dụng cụ khác nhau được sử dụng trong việc đo lường, phổ biến nhất là một số dụng cụ như:

– Cân điện tử: Loại cân này sẽ có thiết kế nhỏ gọn, sai số sẽ ít hiển thị kết quả số trên màn hình. Có thể đứng từ nhiều vị trí khác nhau vẫn xem được kết quả

– Cân đồng hồ: Đây là loại cân dễ sử dụng, chịu được va chạm, có thể dùng được lâu dài mà không cần thay pin, đặc biệt giới hạn đo lớn

– Cân Robecvan: Loại cân này ít khi gặp thực tế ngoài cuộc sống bởi thường xuyên được sử dụng trong những phòng thí nghiệm để đo vật có khối lượng vô cùng nhỏ và tính bằng đơn vị gam.

– Trạm cân điện tử: Cân điện tử thường được sử dụng để đo những vật có khối lượng lớn và tính theo đơn vị tạ hoặc tấn. Mọi người có thể dễ dàng thấy được trạm cân điện tử tại các chốt kiểm tra xe quá tải của Công an giao thông hoặc những trạm cân điện tử ở trên đường.

– Cân đòn: Dùng những loại cục cân để từ đó đo khối lượng của vật. Cách sử dụng là bỏ vật cần đo khối lượng ở một bàn cân và bên kia sẽ đặt cục cân. Trường hợp cân bằng là do khối lượng bằng cục cân hoặc khi thấy cân nghiêng về bên nào thì bên đó sẽ có khối lượng lớn hơn lúc này sẽ điều chỉnh cục cân để xác định được khối lượng của vật cần đo khối lượng.

Trên đây là một bài viết chia sẻ của lotus.edu.vn về 7 đơn vị đo khối lượng cùng với cách quy đổi, dụng cụ sử dụng đo lường cụ phổ biến hiện nay. Để có thể quy đổi một cách chính xác giữa các đơn vị đo lường bạn cần hiểu rõ quy tắc và ghi nhớ để áp dụng vào thực tế.

Related Posts