Giáo dục Nhật Bản được xem là hình mẫu của châu Á và thế giới

Không chỉ được biết đến như một cường quốc có nền kinh tế hàng đầu thế giới, Nhật Bản còn được coi là quốc gia của nền giáo dục đa dạng và chất lượng, đứng thứ 3 thế giới. Giáo dục Nhật Bản là sự kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa lâu đời và nền tri thức hiện đại, được đánh giá là hình mẫu của châu Á và thế giới.

Nền giáo dục đạo đức

Nhật Bản là quốc gia đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức. Tại trường học, học sinh được xem là đối tượng kiến tạo tri thức. Không nhận xét hành vi của người khác, học sinh tự đánh giá hành động của bản thân để học hỏi và trau dồi.

Tại Nhật Bản, học sinh được hướng dẫn cũng như rèn luyện về nguyên tắc ứng xử cần thiết

Tại Nhật Bản, học sinh được hướng dẫn cũng như rèn luyện về nguyên tắc ứng xử từ cách chào hỏi, ngồi, ăn cơm, dùng từ, pha trà… Không chỉ được học lý thuyết, học sinh còn được thực hành mỗi ngày. Điều này góp phần nuôi dưỡng tố chất và hành động tự nhiên của mỗi con người. Đạo đức được đánh giá là nhân tố cốt yếu làm nên nhân cách của con người. Những học sinh Nhật Bản được dạy trước khi nói hay làm cần phán đoán xem người đối diện sẽ có suy nghĩ và phản ứng như thế nào, đặt mình vào vị trí của người khác trong giao tiếp ứng xử.

Chi tiền cho giáo dục một cách khôn ngoan

Cách chi tiền cho giáo dục tại Nhật cũng khiến quốc gia này trở thành hình mẫu của nền giáo dục thế giới.  Sự phân công giáo viên tại những quận đảm bảo những giáo viên giỏi nhất được phân công dạy cho học sinh tại những khu vực cần họ nhất. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có cơ hội học hỏi tại những môi trường khác nhau, cũng chia sẻ những phương pháp giảng dạy hữu ích.

Đặc biệt, Nhật Bản có sự bình đẳng trong giáo dục. Điều này được thể hiện ngay từ việc phân bổ ngân sách.  Theo một số tin tức giáo dục được chia sẻ trên vnexpress.net, lương của giáo viên được trả từ chính phủ và chính quyền tỉnh. Điều này giúp tranh tình trạng chênh lệch nhiều giữ thu nhập bình quân trong khu vực. Đất nước này chi tiền cho giáo dục một cách khôn ngoan với hệ thống trường học đơn giản, đủ phục vụ những nhu cầu cần thiết, sách giáo khoa đơn giản được tin bằng bìa mềm. Trong những trường học tại Nhật không có đội ngũ lao công, học sinh và giáo viên là người có trách nhiệm vệ sinh trường lớp sau mỗi giờ học. Đội ngũ hành chính của Nhật cũng rất đơn giản, không có nhiều cán sự quản trị viên hay đội ngũ hành chính phức tạp.

Hoạt động xen kẽ buổi học

Những trường tại Nhật thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa,giúp học sinh tìm hiểu về phong tục, tập quán cũng như truyền thống văn hóa

Đây là điều đặc biệt chỉ có ở Nhật Bản. Đó là những hoạt động xem kẽ những buổi học. Theo đó, sau giờ học sáng, học sinh sẽ làm vệ sinh lớp học như nhặt rác, quét dọn và lau chùi bàn ghế. Sau khi kết thúc buổi học, học sinh sẽ được tham gia những câu lạc bộ thể thao, nghệ thuật.

Hàng tuần thì những học sinh cũng có những buổi lao động quét dọn, vệ sinh khu vực chung, quét dọn trạm dừng xe buýt gần trường. Thêm vào đó là những lễ hội cổ truyền, ngày hội thể thao, dã ngoại hay liên hoan  văn nghệ cũng thường xuyên được tổ chức để nâng cao tinh thần đoàn kết giữa học sinh.

Theo chia sẻ của một số tin tức giáo dục thì hoạt động ngoại khóa này được chuẩn bị cẩn thận, tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu về phong tục, tập quán cũng như truyền thống văn hóa. Học sinh cũng là  người trực tiếp tham gia và chuẩn bị. Quá trình tham gia hoạt động có tác dụng làm tăng ý thức chung của học sinh, ý thức với công việc chung. Đồng thời, cũng giúp tăng cường tính hợp tác trong những hoạt động sinh hoạt tập thể.

Related Posts